KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC
Kiểm định bình chịu áp lực là công việc cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn của các thiết bị kỹ thuật để ngăn chặn các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động. Vậy tại sao phải kiểm định bình chịu áp lực? Tiêu chuẩn kiểm định bình chịu áp lực là gì? Cùng TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG HÀ TĨNH giải đáp thắc mắc ngay trong bài viết này nhé!
CÁC THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC THƯỜNG GẶP:
BÌNH CHỨA KHÔNG KHÍ NÉN
BÌNH CHỊU ÁP LỰC
NỒI HẤP Y TẾ
NỒI HẤP TIỆT TRÙNG
Kiểm định bình chịu áp lực là gì?
Kiểm định bình chịu áp lực là quá trình đánh giá, kiểm tra hiện trạng kỹ thuật nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối của các thiết bị kỹ thuật theo quy định, tiêu chuẩn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tác dụng của kiểm định bình chịu áp lực
Vì sao phải kiểm định bình chịu áp lực? Lợi ích của việc kiểm định bình chịu áp lực là gì?
Một số công dụng kiểm định bình chịu áp lực phải kể đến như:
Làm giảm tối đa các chi phí phát sinh, bồi thường do tai nạn không mong muốn trong quá trình lao động.
Tăng năng suất, hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian làm việc.
Là bằng chứng quan trọng cung cấp tới các cơ quan thẩm quyền về đảm bảo lao động.
Kiểm định bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn nào?
Kiểm định bình chịu áp lực phải được thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
Tiêu chuẩn về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực:
QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH
Tiêu chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động bình chịu áp lực và nồi hơi: QCVN 01:2008/BLĐTBXH
Yêu cầu kỹ thuật an toàn về kết cấu, thiết kế, chế tạo của bình chịu áp lực: TCVN 8366: 2010
Yêu cầu kỹ thuật về quy trình kiểm định nồi đun nước và nồi hơi trong đó nhiệt độ môi chất lớn hơn 115 độ C: TCVN6155:1996
Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, phương pháp thử, sử dụng và sửa chữa: TCVN6156:1996
Yêu cầu kỹ thuật về mối hàn và phương pháp đánh giá, kiểm tra: TCVN 6008:2010.
Quy trình kiểm định bình chịu áp lực
Quy trình kiểm định bình chịu áp lực bao gồm các bước:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kiểm định:
Kiểm tra hồ sơ thiết kế, cấu tạo bình chịu áp lực.
Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng.
Kiểm tra hồ sơ kiểm định những lần trước đó.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong và bên ngoài:
Kiểm tra các biến dạng do hình học, các lỗi ăn mòn.
Kiểm tra kỹ thuật của lớp cách nhiệt, bảo ôn.
Kiểm tra độ an toàn của các mối hàn, khuyết tật kim loại. Sử dụng các phương pháp kiểm tra như: chụp phim, siêu âm, bột từ, thẩm thấu, .. .
Bước 3: Thử nghiệm, kiểm tra áp suất:
Nếu những bước kiểm tra trên đạt yêu cầu chúng ta tiến hành thử nghiệm
Bước 4: Kiểm tra cấu tạo, thiết bị bảo vệ, đo lường Kiểm định áp kế. Kiểm định van an toàn. Kiểm định áp suất, rơ le nhiệt độ. Kiểm định hệ thống nồi đất .
Bước 5: Kiểm tra quá trình hoạt động của bình chịu áp lực: Kết nối tới các cơ cấu an toàn, các thiết bị phụ trợ, sau đó hoạt động bình chịu áp lực ở áp suất cho phép để kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động của nó.
Bước 6: Đánh giá, xử lý kết quả: Lập biên bản kiểm định theo quy định. Lập biên bản biện pháp khắc phục, xử lý. Phát hành tem kiểm định, ban hành kết quả kiểm định.
Hy vọng bài viết của TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT HÀ TĨNH đa giúp bạn hiểu rõ hơn về mục đích cũng như quy trình của kiểm định bình chịu áp lực. Rất mong bài viết này thực sự hữu ích dành cho bạn.
Nếu bạn có nhu cầu kiểm định bình chịu áp lực hoặc có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ sau:
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 39 đường Vũ Quang , P. Trần Phú, TP Hà Tĩnh
SDT Kiểm định viên ( Đăng Tuấn ): 090 474 9597 Zalo ( Đăng Tuấn ) : 0981 634 635