Máy vận thăng
Kiểm định máy vận thăng
1. Khái niệm về vận thăng:
Vận thăng là thiết bị nâng hàng có bàn nâng, gàu hay sàn thao tác hoạt động theo phương thẳng đứng nhằm đưa hàng hoặc người lên các tầng nhà cao của công trình.
2. Tại sao phải kiểm định vận thăng:
Đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình sử dụng (tránh đứt, tuột cáp, rơi sàn, quá tải,…)
Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong kiểm định vận thăng:
QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
QCVN 16:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng;
TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;
TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
QTKĐ: 19-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn vận thăng nâng hàng có người đi kèm;
QTKĐ: 20-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn vận thăng nâng hàng.
4. Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng – vận thăng nâng hàng kèm người:
Khi kiểm định an toàn vận thăng, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của vận thăng
Các hồ sơ sau cần được kiểm định viên xem xét:
+ Hồ sơ chế tạo, lý lịch vận thăng. Các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động
+ Hồ sơ xuất xưởng, hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
+ Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước
+ Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa. Nhật ký vận hành, bảo trì
+ Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
+ Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết vàthông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch của vận thăng;
+ Kiểm tra liên kết giữa thân tháp và móng;
+ Kiểm tra động cơ, hộp giảm tốc, tang cáp, phanh điện, khớp nối ...
+ Kiểm tra móc, cáp (xích), puly, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc
+ Kiểm tra bộ hãm an toàn
+ Đo điện trở nối đất
kiem dinh van thang
Bước 3: Thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
+ Thử không tải: Vận hành vận thăng ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động, các bộ phận chiếu sáng, tín hiệu...
+ Thử tải tĩnh theo 125% tải trọng định mức (125% SWL).
+ Thử tải động theo 110% tải trọng định mức (110% SWL).
+ Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của vận thăng sau khi thử nghiệm.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định vận thăng
+ Lập biên bản kiểm định vận thăng theo mẫu quy định
+ Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
+ Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu.
5. Chi phí kiểm định vận thăng:
Chi phí kiểm định vận thăng nâng hàng, vận thăng nâng hàng kèm người được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào tải trọng làm việc của vận thăng.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất:
- Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh
+ Điện thoại: 02393 853 940
+ Mr. Nhật: 0967 768 637; Email: trinhat.bkdn@gmail.com