Cầu trục
Kiểm định cầu trục các loại
1. Cầu trục là gì?
- Cầu trục (Overhead Crane) là một trong những thiết thiết bị nâng hạ gồm hai chuyển động chính (ngang, dọc trên cao nhà xưởng) để đảm bảo các thao tác nâng hạ, di chuyển tải trong không gian làm việc của cầu trục trong nhà xưởng.
- Việc sử dung cầu trục rất tiện lợi cho việc bốc, xếp hàng hóa các vật có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh (sắt, thép, bê tông...). Sức nâng lớn từ 1 tấn đến 500 tấn, vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện nên cầu trục được sử dụng rộng rãi trong ngành Công nghiệp nói chung.
2. Tại sao phải kiểm định cầu trục?
Kiểm định an toàn cầu trục nhằm có các lợi ích sau:
Đảm bảo an toàn cho người vận hành
Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định cầu trục:
QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung
TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện)
4. Quy trình kiểm định cầu trục:
Quy trình kiểm định an toàn cầu trục được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cầu trục
Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
Xem xét bản vẽ, lý lịch cầu trục
Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
Xem xét tính đồng bộ của cầu trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, ...)
Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, ...)
Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)
Bước 3: Thử nghiệm
Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, ...
Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
Thử tải động ở mức 110%SWL
kiểm định an toàn cầu trục
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định cầu trục
Lập biên bản kiểm định cầu trục có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cầu trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cầu trục
5. Chi phí kiểm định cầu trục:
Chi phí kiểm định cầu trục đã được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của cầu trục.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất:
- Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh
+ Điện thoại: 02393 853 940
+ Mr. Nhật: 0967 768 637; Email: trinhat.bkdn@gmail.com