Đo tiếp địa chống sét
Đo điện trở chống sét là hoạt động kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống chống sét. Hoạt động này vô cùng quan trọng giúp bảo đảm hệ thống tiếp địa hoạt động tốt. Đồng thời, bảo đảm cho hệ thống công trình, tài sản bên trong khi không may bị sét đánh
Các cá nhân, tổ chức vận hành thiết bị chống sét phải đảm bảo an toàn cho hệ thống chống sét. Theo đó, việc thực hiện đo điện trở chống sét hay kiểm định hệ thống chống sét là yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi các cá nhân tổ chức vận hành thiết bị này cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật đề ra.
Sau đây Trung tâm kỷ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh sẽ cung cấp các thông tin về thủ tục đo điện trở chống sét để Quý doanh nghiệp có thể nắm rõ và thực hiện tốt nhất.
1. Đo điện trở chống sét là gì?
Đo điện trở chống sét là hoạt động kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống chống sét. Hoạt động này vô cùng quan trọng giúp bảo đảm hệ thống tiếp địa hoạt động tốt. Đồng thời, bảo đảm cho hệ thống công trình, tài sản bên trong khi không may bị sét đánh.
Tiêu chuẩn đo điện trở tiếp địa chống sét là TCVN 4756: 1989 Quy phạm về nối đất và nối không các thiết bị điện có quy định về tiêu chuẩn đo lường điện trở chống sét. Tiêu chuẩn đang áp dụng cho:
• Mọi thiết bị điện xoay chiều điện áp lớn hơn 42V
• Mọi thiết bị điện một chiều điện áp lớn hơn 110V
• Quy định về việc nối không và nối đất các thiết bị điện
Ngoài ra, TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống cũng được dùng để làm căn cứ đánh giá kết quả đo điện trở.
Thực hiện đo điện trở chống sét là thủ tục bắt buộc để đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.
Các phương pháp đo điện trở chống sét, cụ thể gồm 4 phương pháp như sau:
1. Phương pháp hai kìm
Với hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau thì có thể sử dụng phương pháp này để đo điện trở đất. Chỉ có phần gần điểm thu sét của hệ thống nhất mới có thể thoát khỏi dòng sét một cách hiệu quả. Hệ thống này có mục đích là dẫn xung sét xuống đất.
2. Đo điện trở đất bằng phương pháp xung
Đây là phương pháp cho phép xác định được trở kháng đất của cả một tổng thể gồm móng trụ, hệ thống khung sắt của những cột điện cao thế. Ưu điểm đặc biệt khi sử dụng phương pháp này là không cần ngắt điện đường dây cao thế.
3. Phương pháp điện áp rơi 3 cực
• Nguyên lý đo điện trở đất với cách này là bơm một dòng điện vào mạch gồm đồng hồ đo, cọc nối đất, điện cực dòng, đồng hồ đo. Điện cực dòng cần được đặt cách nhau tối thiểu 10 lần chiều dài cọc tiếp địa. Nên đảm bảo khoảng cách giữa các điện cực xa nhau nhất có thể. Thông thường, khoảng cách giữa các điện cực dòng là 40m.
• Điện áp sẽ được cắm vào đất trong khu vực có điện thế bằng không, ở khoảng giữa điện cực dòng và cọc nối đất. Nên thực hiện cả ba phép đo với điện cực áp tại vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m để đảm bảo sự chính xác. Nếu cả ba kết quả như nhau thì vị trí các điện cực áp đã được cắm chính xác.
4. Đo điện trở chống sét bằng phương pháp 4 cực
Phương pháp này phù hợp để đo điện trở cho các hệ thống nối đất liên hợp với hệ thống nối đất riêng lẻ và kết nối ngầm với nhau. Khi tiến hành đo điện trở chống sét cho hệ thống này, cần dùng thêm các kìm đo cô lập từng hệ thống nối đất riêng lẻ. Sau đó, bố trí các điện áp dòng, điện áp cực như phương pháp đo 3 cực. Riêng dòng điện được đo bởi kìm cố định trên cọc nối đất. Lúc này, điện trở sẽ được đồng hồ đo tính toán bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc nối đất.
Quy trình đo điện trở chống sét gồm các đầu việc sau:
- Kiểm tra kim thu sét, các mối nối, các dây dẫn;
- Xác định vị trí dây dẫn tiếp đất;
- Làm sạch bề mặt dây dẫn ở vị trí vừa xác định được;
- Sử dụng máy đo điện trở tiếp đất hệ thống chống sét;
- Thiết lập các kết nối tùy theo loại máy đo điện trở nối đất;
- Đọc giá trị đo và xử lý kết quả đo.
2. Căn cứ quy định pháp luật
• Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31//2014 của Chính phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định;
• Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra, bảo trì hệ thống – việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ;
• Theo Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ: Quy định xử phạt vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét.
• Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét là bắt buộc. Cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương có trách nhiệm kiểm tra kết quả đo điện trở nối đất hệ thống chống sét của các địa bàn trên địa bàn.
• Nếu trong quá trình đo điện trở vượt quá mức quy định, cần phải tiến hành kiểm tra, bảo trì khắc phục.
Thực hiện đo điện trở chống sét dựa trên TCVN 9385:2012
3. Tại sao phải đo điện trở tiếp địa chống sét?
• Đảm bảo cho sự an toàn của con người trong các công trình xây dựng
• Đảm bảo hiện trạng tài sản cho doanh nghiệp tránh các sự cố như cháy, nổ do hiện sự cố sét gây nên;
• Đáp ứng yêu cầu về pháp luật về đảm bảo an toàn con người và tài sản trong mùa mưa;
• Giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất.
Theo Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ: Quy định xử phạt vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét.
• Phạt cảnh cáo hoặc phát tiền từ 100,000 đồng đến 300,000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.
• Phạt tiền từ 300,000 đồng đến 500,000 đồng đối với hành vi không kiểm định hệ thống chống sét theo quy định.
• Phạt tiền từ 5,000,000 đồng đến 10,000,000 đồng đối với hành vi không khắc phục sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
• Phạt tiền từ 10,000,000 đồng đến 25,000,000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp hệ thống chống sét theo quy định.
• Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì giá trị điện trở đất có thể tăng lên so với giá trị cho phép (do một số nguyên nhân như mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng đất hết tác dụng …). Để biết được hiện trạng như thế nào chúng ta cần đo sau mỗi 12 tháng.
4. Thời hạn định kỳ đo điện trở chống sét
• Việc kiểm tra hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét định kỳ tốt nhất là không quá 12 tháng.
• Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét là hoạt động bắt buộc và nên được thực hiện sau khi lắp đặt hệ thống, cải tạo sửa chữa và định kỳ hàng năm trước mùa mưa bão.
• Môt số đơn vị không thực hiện kiểm định hệ thống chống sét mỗi năm một lần đã bị các cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy xử phạt và có các biện pháp xử phạt nặng nề. Vì vậy Trung tâm kỷ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh khuyến nghị Quý Khách hàng thực hiện kiểm định hệ thống chống sét đúng theo quy định, hạn chế tối đa rủi ro sét đánh trúng.
5. Chi phí đo điện trở chống sét
Trung tâm kỷ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh cam kết cung cấp dịch vụ đo điện trở chống sét với mức giá ưu đãi. Chi phí dịch vụ sẽ phụ thuộc vào số lượng và quy mô của hệ thống.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ đo điện trở chống sét của Trung tâm kỷ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh. Quý khách hàng có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ miễn phí, chi tiết và nhanh chóng nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 39, đường Vũ Quang, thành phố Hà Tĩnh
Điện thoại: Thân Văn Thứ 0919.782.969
Email: tdc.skhcn.hatinh@gmail.com
Website: https://tdc.skhcn.hatinh.gov.vn