Phương tiện đo điện não

Kiểm định phương tiện đo điện não

Quy trình kiểm định phương tiện đo điện não:

Quy trình sau đây chỉ áp dụng cho các loại thiết bị đo điện não có tần số từ 0.05 Hz – 200 Hz (sai số tối đa: ± 5 %), điện áp từ 0,1 µV – 2,4 mV (sai số tối đa: ± 5 %).

Các phép kiểm định:

- Kiểm tra bên ngoài

- Kiểm tra kỹ thuật

- Kiểm tra đo lường

- Phương tiện kiểm định

Các phương tiện cần sử dụng trong quá trình kiểm định gồm:

- Máy phát sóng hình sin (*) (G1)

- Máy phát tín hiệu sóng hình vuông (G2)

- Nguồn điện 1 chiều, U1

- Bộ chia điện áp (**) D1

- Trở kháng điện cực da theo mẫu (***) Z1

- Thước thẳng

- Kính lúp

- Các điện trở R4 – R12

- Các tụ điện C1 , C2

- Trở kháng Z2

- Thiết bị chuẩn dùng để kiểm định phương tiện đo điện não

Điều kiện kiểm định:

- Quá trình kiểm định chỉ diễn ra thuận lợi khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Nhiệt độ môi trường nơi diễn ra kiểm định nằm trong khoảng (23 ± 5) ℃

+ Áp suất khí quyển duy trì trong mức (100 ± 4) kPa

+ Độ ẩm tương đối của không khí (không có sự ngưng tụ hơi nước) không vượt quá (50 : 80)% RH

+ Điện áp nguồn điện trong phạm vi (220 ± 4,4) V

+ Tần số nguồn điện dao động trong ở ngưỡng (50 ± 0,5) Hz.

Chuẩn bị kiểm định:

Trước khi bắt đầu kiểm định cần đảm bảo đã thực hiện các thao tác sau:

- Vệ sinh sạch phương tiện đo điện não.

- Khởi động nguồn điện, sấy máy tối thiểu 15 phút trước khi tiến hành.

Tiến hành kiểm định phương tiện đo điện não:

Kiểm tra bên ngoài

- Dấu kiểm định còn nguyên vẹn.

- Không bị hư hỏng do ăn mòn và cơ học.

Kiểm tra kỹ thuật phương tiện đo điện não

- Hình dạng của các tín hiệu ghi được

- Áp lực bút ghi

- Việc điều chỉnh hệ thống làm nóng đối với các bút nhiệt

- Việc cung cấp mực

- Sự chạy của băng ghi ở các cấp tốc độ khác nhau

- Các biểu hiện của tín hiệu hiệu chuẩn

- Độ nhạy

Kiểm tra đo lường:

- Sai số tương đối đo điện áp phương tiện đo điện não.

+ Đo biên độ sóng hình vuông tương ứng với độ nhạy đầu vào. Sau đó lấy kết quả đó so sánh với biên độ điện áp đầu vào.

- Sai số tương đối đặt độ nhạy

+ Được xác định thông qua việc đo biên độ đỉnh – đỉnh của sóng hình sin tương ứng với điện áp vào. Sau đó lấy giá trị ghi được tính độ nhạy theo công thức rồi tiến hành so sánh.

- Yếu tố sai số tương đối về khoảng thời gian

+ Xác định thông qua việc đo biên độ đỉnh – đỉnh của sóng hình sin tương ứng với điện áp vào. Sau đó lấy giá trị ghi được tính độ nhạy theo công thức. Cuối cùng so sánh nó với chu kỳ của tín hiệu vào.

- Sai số tương đối của tốc độ ghi

+ Tiến hành đo chu kỳ của tín hiệu sóng hình sin tương ứng với tần số tín hiệu vào. Lấy kết quả ghi được đem đi tính giá trị tốc độ ghi rồi tiến hành so sánh.

- Độ trễ ghi

+ Xác định bằng cách đo lường khoảng cách giữa đường nền sau khi một tín hiệu vào dương và âm rồi trở về 0.

- Sai số tương đối của bộ tạo tín hiệu chuẩn với bộ ghi thời gian

+ So sánh giá trị danh định của điện áp, thời lượng tín hiệu chuẩn với điện áp, thời gian tín hiệu vào.

- Độ ghi quá mức

+ Đo biên độ đỉnh – đỉnh của sóng hình vuông.

- Hằng số thời gian

+ Đo độ dài thời gian biên độ sóng hình vuông ghi được giảm từ đỉnh xuống 1/e của giá trị đỉnh (tương đương 37%) . phương tiện đo điện não.

- Đường đặc trưng tần số – biên độ

+ Tiến hành so sánh giữa biên độ đỉnh – đỉnh của tín hiệu sóng hình sin ghi tại ở các mức tần số khác nhau với biên độ đỉnh – đỉnh của tín hiệu ở tần số 10 Hz.

- Quá trình đo điện não

- Trở kháng vào

+ Được tính bằng cách so sánh kích thước của các biên độ đỉnh – đỉnh thuộc sóng hình sin ghi được lúc có và không có trở kháng phụ.

- Hệ số nén tín hiệu đồng pha

+ Được tính toán gián tiếp thông qua quá trình đo đạc kích thước của một biên độ tín hiệu đỉnh – đỉnh với sóng hình sin ở tần số 50 Hz/60 Hz được ghi bằng phương tiện đo điện não với một biên độ đã đưa vào đồng pha.

- Độ rộng của đường nền

+ Đo khoảng cách giữa hai mép đường nền theo phương vuông góc.

- Độ trôi của đường nền

+ Được xác định thông qua thao tác đo khoảng cách dịch chuyển của đường nền trong thời gian 10 phút.

- Độ ồn trong

+ Xác định bằng cách đo biên độ đỉnh – đỉnh cực đại của tín hiệu trong thời gian 60 giây.

- Hệ số xuyên âm giữa các kênh

+ So sánh biên độ đỉnh – đỉnh của tín hiệu ghi được trên một kênh nhất định với yếu tố tương đương trên các kênh khác.

- Sai số tương đối của trở kháng giữa các điện cực

+ Được xác định bằng cách so sánh giá trị trở kháng vào của phương tiện đo điện não với giá trị của điện trở được nối với đầu vào của nó.

- Dòng điện qua bệnh nhân

+ Được gián tiếp xác định thông qua quá trình dùng phương tiện đo điện não có một trở kháng được mắc tại đầu vào của thiết bị để đo điện áp ghi được. Sau đó tính giá trị của dòng điện này.

Xử lý chung

- Sau khi tiến hành kiểm định, phương tiện đo điện não sẽ được xử lý như sau:

- Nếu đạt chuẩn các yêu cầu theo quy định thì thiết bị sẽ được cấp chứng chỉ kiểm định (tem/giấy kiểm định).

- Nếu không đạt từ một yêu cầu quy định của quy trình trở lên thì sẽ không được cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ.

- Chu kỳ kiểm định cho loại thiết bị này là 24 tháng.

    Nguyễn Trí Nhật
 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Đăng ký dịch vụ

Quý khách hàng quan tâm sử dụng dịch vụ, vui lòng điền thông tin vào mẫu và bấm Gửi yêu cầu.